Chế độ nuôi gà cựa sắt không giống như nuôi gà lấy thịt lấy trứng thông thường mà có nhiều điểm khác biệt. Các sư kê đã chia sẻ lại rất nhiều kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt nhanh tới pin, cực khỏe, cực sung. Cùng top10bookie.net tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Gà đá tới pin nghĩa là gì?
Với những sư kê mới làm quen với việc đúc gà chọi cựa sắt thì khái niệm “gà đá tới pin” còn khá xa lạ. Thực ra, gà đá tới pin là thời gian mà gà chọi ở trạng thái hưng phấn. Cơ thể có thể lực và sức khỏe cũng như tinh thần tốt nhất để đá gà. Nói nôm na như gà đã được sạc đầy 100% năng lượng pin của mình vậy.
Có một số dấu hiệu có thể giúp các sư kê nhận biết gà đá của mình đã đạt pin, tới pin:
- Da dẻ của gà chọi trở nên đỏ tươi tuyệt đẹp mà không phải màu đỏ do om bóp.
- Đùi gà rất nở, sờ vào mình gà thấy các cơ thịt rất săn chắc, cơ thịt không bị lỏng lẻo.
- Lông óng mượt, dày khỏe.
- Gà gáy to và thường gáy liên hồi.
- Gà ăn khỏe, tiêu hóa rất tốt.
- Gà rất sung mãn, hiếu chiến, khi gặp các con gà khác thì hung hăng đòi chiến đấu.
Để gà cựa sắt của bạn nhanh chóng đạt được trạng thái như trên cần phải có chế độ nuôi gà cựa sắt hợp lý, đúng cách, từ thức ăn đến sự nghỉ ngơi, huấn luyện, chăm sóc,…
Chế độ nuôi gà cựa sắt nhanh đạt pin, cực kỳ sung mãn
Tùy vào thể trạng nhà cái đá gà và dòng giống của mỗi chú gà chọi mà sư kê có thể áp dụng một chế độ nuôi khác biệt. Thông thường chế độ nuôi gà cựa sắt gồm có các giai đoạn chủ yếu như sau:
1. Giai đoạn vỗ béo
Khi gà chọi dưới 12 tháng tuổi cần phải vỗ béo thật tốt để chuẩn bị năng lượng cho giai đoạn trưởng thành. Thời gian này nên nhốt gà trong chuồng gần như hoàn toàn. Chế độ dinh dưỡng vỗ béo gà đá cựa như sau.
>> https://top10bookie.net/cach-lai-tao-ga-cua/
- Thóc: Cho gà ăn no hai lần một ngày
- Rau: Cho gà ăn một lần một ngày
- Mồi tươi: Cách 2 hôm cho ăn mồi tươi một lần. Đó có thể là vài chục con sâu hay khoảng nửa lạng thịt bò.
- Vitamin B1,B2: 100mg/ngày; vitamin A+D3, E dùng cách 1 ngày 1 viên
- Phariton dùng cách 5 ngày 1 viên.
2. Giai đoạn giảm mỡ
Để gà đá cựa giảm mỡ nhanh và chắc khỏe, sung mãn cần cho gà tập luyện đều đặn mỗi ngày. Cho gà quần hơi 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều mỗi lần kéo dài 10 phút. Ngoài ra cũng cần cho gà tự do hoạt động 3 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài 20 phút.
Trong giai đoạn này chế độ nuôi gà cựa sắt phải chú trọng giảm lượng mỡ cho gà nên thức ăn tinh bột sẽ được giảm xuống.
- Thóc cho ăn 2 lần trong ngày, mỗi lần cho ăn khoảng 100 hạt.
- Cho ăn mồi một lần một tuần, mỗi lần cho ăn khoảng 10 con sâu, vài con dế hoặc khoảng 20g thịt bò..
- Bổ sung vitamin B1, B2 với lượng 100mg/ngày, vitamin B6, B12 với lượng 2 ngày một viên và bổ sung vitamin A, D3 với lượng 2 ngày một viên.
- Chú ý nên tăng cường cho gà chọi hoạt động.
3. Cách chăm sóc cho gà cựa sắt nhanh tới pin
Để gà cựa sắt sẵn sàng thi đấu chúng phải đạt tới trạng thái sung mãn nhất, bạn có thể cho gà phơi nắng thường xuyên 1 lần mỗi ngày chừng 15 – 20 phút từ 7h sáng đến trước buổi trưa Việc này giúp gà có cơ địa khỏe mạnh, tránh nhiễm một số căn bệnh do thiếu nắng như nấm mốc, rụng lông, tái mặt, lắc mồng,…
4. Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho gà đá cựa sắt
Trong kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt một điều cực kỳ quan trọng cần được quan tâm là chế độ dinh dưỡng phải hợp lý để gà có sức khỏe tốt nhất, nhanh lên pin.
Các sư kê giàu kinh nghiệm rỉ tai nhau thức ăn cho gà đá cựa và cả gà nòi chỉ nên dùng thức ăn thô tự nhiên và mồi là các loại côn trùng, tuyệt đối không dùng thức ăn công nghiệp như nuôi gà thịt.
Thóc lúa:
Là thức ăn chính của gà đá, người nuôi nên chọn loại thóc có hạt to, mẩy, chắc và tuyệt đối không cho gà đá ăn lúa nảy mầm. Mua thóc về phải nhặt bỏ hạt lép, ngâm nước khoảng 30 phút rồi phơi khô lại mới cho gà ăn. Tuyệt đối không ngâm thóc qua đêm cho gà ăn vì lúc này hạt thóc đã ngâm nước lên men dễ chứa độc tố.
Rau xanh:
Gà đá cựa nên được bổ sung rau muống, xà lách, giá đỗ, cà chua, chuối. Đó là những loại rau quả tự nhiên rất giàu vitamin K và các chất thanh nhiệt giải độc cho gà đá. Hơn nữa chúng cũng bổ sung hàm lượng khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Lưu ý, gà đang đi thi đấu thì không nên cho ăn cà chua.
Mồi:
Mồi tươi yêu thích của gà đá là sâu bọ, côn trùng nhỏ, tôm tép nhỏ, cá chép nhỏ, dế mèn, thịt bò,… chúng sẽ giúp gà chọi có sức khỏe tốt và cơ bắp săn chắc nhờ hàm lượng đạm rất cao.
Chất phụ gia:
Để gà chọi được khỏe mạnh, người nuôi còn dùng một số phụ gia tự nhiên như tỏi, trà xanh, gừng,… để giúp gà phòng chống bệnh tật, xua đuổi muỗi, giữ ấm trong mùa đông, làm chắc khỏe đường ruột…
Trên đây là chế độ nuôi gà đá cựa sắt cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng cần áp dụng để gà đá có thể trở thành chiến kê dũng mãnh, sung sức nhất. Chúc bạn chăm sóc gà đá cựa sắt nhanh đạt pin.
Xem thêm: Những giống gà chọi nòi hay được yêu thích nhất tại Việt Nam