Bóng chuyền – kích thước sân chuẩn cùng một số điều lệ trong thi đấu

Bóng chuyền là môn thể thao tập thể nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Người sáng lập ra môn thể thao này là Willima G. Morgan – là một giáo viên hưỡng dẫn thể dục tại Hoa Kỳ năm 1895, dần dần bộ môn này được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Thực tế, khi có mong muốn theo đuổi hoặc chỉ chơi một môn thể thao nào đó với mục đích rèn luyện sức khỏe cũng đều cần phải có một sự hiểu biết nhất định về nó, luật chơi cũng như các vấn đề xung quanh bộ môn thể thao đó, bóng chuyền cũng không phải ngoại lệ. Bạn có thể xem thêm nhiều tin tức về thể thao tại đây.

Lịch sử bộ môn bóng chuyền

Được sáng lập năm 1895 với khởi nguồn từ bộ môn quần vợt và bóng ném, ban đầu người ta sử dụng ruột gỗ là vật dụng để ném qua lại giữa các đội, thời điểm này họ gọi đó là montonette.

Sau đó, tại hội nghị YMCA năm 1896 giám đốc giáo dục thể chất đã đổi tên thành volleyball tức là bóng chuyền.

Tin liên quan: Bóng chuyền hơi – Phong trào đang được đi lên tại các vùng quê cho mọi lứa tuổi

bong chuyen

 

Kích thước tiêu chuẩn của sân bóng chuyền

Sân bóng chuyền được chia ra làm hai phần bằng nhau dành cho hai đội chơi. Kích thước toàn sân bóng là chiều dài 18 m, chiều rộng 9 m, được chia đôi, ngăn cách bởi một tấm lưới rộng 1 m giữa sân. Chiều cao của tấm lưới sẽ có sự khác biệt dành cho người chơi là nam và nữ. Đối với sân bóng chuyền nữ, chiều cao tấm lưới là 2,24 m; tương tự đối với sân bóng chuyền nam, chiều cao tấm lưới sẽ là 2,45 m. 

Tại vị trí cách tấm lưới 3 m chia đều về hai phía trên phần sân của mỗi đội có một vạch kẻ, được xác định là vạch tấn công, vạch này chia sân của mỗi đội thành hai hàng riêng biệt trước và sau, 6 người chơi trong một đội sẽ có một vị trí đứng nhất định trên sân đánh theo số thứ tự và di chuyển theo quy luật riêng.

Luật chơi bóng chuyền

Luật chơi bóng chuyền đầu tiên đương nhiên sẽ do người sáng lập Willima G. Morgan đặt ra. Mọi quy định trong luật bóng chuyền sơ khai hầu hết đều rất đơn giản, chưa hoàn chỉnh, không giới hạn số người chơi, không yêu cầu chiến thuật, cũng không yêu cầu kỹ thuật.

Đến nay, luật bóng chuyền đã dần hoàn thiện theo quy định của quốc tế, theo đó luật bóng chuyền gồm có 6 điều luật cơ bản lần lượt là: Phát bóng, Đánh bóng, Khi bóng bay sang sân đối phương, Qua đường giữa sân và chạm lưới, Đánh tấn công, Chắn bóng.

Các vị trí người chơi trên sân bóng chuyền

  • Libero: vị trí này là vị trí mà người chơi chỉ được phòng thủ, thực hiện các động tác cứu bóng mà không được phép phát bóng hoặc thao tác tấn công sang vị trí phần sân của đối thủ. Đối với vị trí libero nếu muốn tấn công chỉ có thể thực hiện kỹ thuật duy nhất là tâng bóng dội trần gây khó khăn cho đối thủ khi muốn đỡ bóng, kỹ thuật này lợi dụng trọng trường và sức mạnh tăng sức nặng cho quả bóng khi tác động lực thật mạnh vào quả bóng và dội thẳng từ vị trí tên trần nhà xuống vị sân của đối phương. Kỹ thuật này thực tế là tương đối khó khăn. Người chơi ở vị trí libero có thể tự do di chuyển ra vào sân mà không phải thông báo qua trọng tài, mục đích là để các chủ công vào nghỉ ngơi.
  • Chuyền hai: người chơi ở vị trí này có thể chuyền bóng cho người cùng đội thuận lợi nhất, từ đó dễ dàng có thể tấn công sang vị trí sân của đối thủ.
  • Chủ công: đây là vị trí rất quan trọng trong đội hình của một đội bóng chuyền, theo đó người chơi ở vị trí này cần có một sức bật tốt, chiều cao tốt, kỹ năng tốt, nhanh nhạy và linh hoạt trong việc xử lý các tình huống.

Cách tính điểm và các lỗi thường gặp khi chơi bóng chuyền

Bóng chỉ được phát sau khi trọng tài thổi còi.

Lỗi chạm bóng: khi người chơi chạm vào bóng vượt quá những quy định như mỗi người không được chạm bóng quá hai lần liên tục (trừ một lần chắn bóng).

Lỗi dính bóng: lỗi này của người dùng sẽ được xác định dựa trên những nhận định, đánh giá riêng của trọng tài khi người chơi thực hiện các thao tác đánh bóng không dứt khoát, thời gian giữ bóng quá lâu so với thông thường, quá trình chuyền bóng, lòng bàn tay của người chơi không được phép đánh vào bóng…

Đối với việc chơi bóng chuyền trong nhà: hai đội sẽ thi đấu theo thể thức 5 ván phải thắng 3. Trong hai đội chơi, đội nào đạt 25 điểm trước và giữ được khoảng cách 2 điểm với đội còn lại thì đội đó sẽ giành chiến thắng. Ván thứ 5 hai đội chỉ cần đánh bóng đạt đến điểm 15 chứ không cần tới điểm 25 như những ván trước.

Đối với việc chơi bóng chuyền bãi biển: hai đội sẽ thi đấu với nhau theo thể thức đánh 3 ván phải thắng 2 ván. Đội nào đạt 21 điểm trước và giữ được khoảng cách ít nhất 2 điểm với đội còn lại thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

Luật bóng chuyền theo quy định quốc tế:

Điều 1 Phát bóng

Hai đội rút thăm, đội nào rút thăm được sẽ có quyền phát bóng tại hiệp đầu tiên và hiệp quyết định.

Phát bóng đúng luật phải đảm bảo bóng rời tay, tay còn lại đánh bóng trực tiếp qua phần sân của đối thủ, bóng được coi là qua sân khi bóng không chạm lưới, nếu chạm lưới sẽ bị coi là phạm luật. Khi phát bóng, đội nào phát thành công sẽ được cộng 1 điểm, đội đỡ bóng sẽ được phát bóng nhưng phải xoay lần lượt theo chiều kim đồng hồ, người phát bóng sẽ ở khu vực 1, mỗi lần chỉ phát 1 lần, thứ tự kế tiếp sẽ lần lượt xoay vòng, nếu sai vòng đội đó sẽ mất quyền phát bóng, đội còn lại sẽ được điểm và có thể bị xóa tất cả điểm do sai thứ tự phát bóng.

bong chuyen nu

Người phát bóng phải đứng đúng vị trí phát bóng, động tác phát bóng nhảy tự do, tay chân không được dẫm vạch phát. Khi trọng tài còi hiệu, người phát bóng đi trong 8 giây, người phát bóng tung bóng và phải có động tác đập bóng, nếu không trọng tài sẽ yêu cầu phát bóng lại.

Đội thực hiện phát bóng không được phép có những hành động che khuất tầm quan sát đường bóng của đối phương, theo đó đội đỡ bóng cũng không được đập bóng trực tiếp ngược trở lại sân của đội phát mà phải qua ít nhất 1 lần đỡ bóng.

Điều 2 Đánh bóng

Trước khi bóng qua sân đối thủ, mỗi đội chỉ được phép chạm bóng nhiều nhất là 3 lần trong đó, một người không được chạm bóng liền 2 lần. Người chơi có thể chạm bóng bằng nhiều bộ phận trên cơ thể, sử dụng nhiều động tác đỡ bóng, đánh bóng nhưng tuyệt đối không được giữ bóng, cầm bóng trên người.

Trong đội có nhiều người chạm bóng cùng lúc cũng chỉ tính là 1 lần chạm bóng, những người này sẽ không được đánh bóng ngay sau đó vì sẽ bị tính là chạm bóng hai lần liên tiếp. 

Cả hai đội đều cùng có những thao tác chạm bóng trên lưới, bóng rơi sang sân của đội nào, đội đó được quyền chạm chạm bóng 3 lần nữa, bóng ra khỏi sân thì đội ngược lại sẽ có quyền đó. 

Cả hai đội giữ bóng trên lưới quá lâu sẽ phải phát lại bóng vì bị coi là phạm lỗi.

Tư thế đánh bóng chạm lỗi được hiểu là:

  • Đứng trên sân dùng hai tay đập bóng sang
  • Đệm bóng bằng hai tay không đồng nhất, mỗi tay thực hiện một chuyển động

Điều 3 Khi bóng bay sang sân đối phương

Bóng bay sang sân đối phương phải ở vị trí vạch giới hạn sân bóng, nếu bóng qua được sân nhưng quá trình đó bóng bị chạm lưới, đội đối thủ đỡ được ngay lúc đó mà không để bóng chạm đất, hai đội có thể tiếp tục chơi, còn không đỡ được thì sẽ phải thực hiện lại thao tác phát bóng. Bóng chạm dây căng lưới, ăngten sẽ bị coi là ngoài sân.

Điều 4 Qua đường giữa sân và chạm lưới

Mọi bộ phận của người chơi nếu vượt qua ranh giới đường giữa sân sẽ bị tính là phạm lỗi, trừ trường hợp 1 bàn tay, 1 bàn chân, 2 bàn tay, 2 bàn chân nhưng chưa hoàn toàn sang hết sân.

Trong quá trình đấu, mọi bộ phân cơ thể người chơi chạm lưới trong sân hoặc ngoài sân làm ảnh hưởng đến trận đấu đều bị coi là lỗi chạm lưới, nếu đập bóng, chắn bóng chạm lưới mà không gây ảnh hưởng thì được bỏ qua.

Điều 5 Đánh tấn công

Người chơi đánh bóng sang sân đối thủ gọi là đánh bóng tấn công: đập bóng, chuyền bóng, bỏ nhỏ, đệm bóng….

Người chơi ở vị trí hàng sau phòng ngự có thể đánh bóng tấn công ở bất kỳ độ cao nào nhưng đảm bảo không được chạm vạch 2m.

Điều 6 Chắn bóng

Người chơi ở hàng trước được thực hiện việc chắn bóng đơn hoặc tập thể khi tấn công đối phương, người chắn bóng xong có thể tiếp tục thực hiện thao tác đánh bóng.

Người chơi có thể dùng mọi bộ phận trên cơ thể để chắn bóng, có thể đưa bàn tay, cánh tay qua lưới để chắn bóng. Chắn bóng không được coi là 1 lần chạm bóng.

Người chơi ở vị trí hàng phía sau không được phép chắn bóng ở vị trí hàng phía trước…

Bóng chuyền giờ đây đã là bộ môn thể thao phổ biến trên toàn thế giới, thậm chí được đưa vào chương trình giảng dạy của trường học nhiều cấp. Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về bộ môn thể thao này, hy vọng nó sẽ phần nào giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết về bóng chuyền và luật chơi của nó.

Tom

Tom là một chuyên gia đánh giá tất cả các nhà cái uy tín trên thị trường, anh luôn muốn giúp người chơi tìm được cho mình một nơi đặt cược an toàn nhất.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Top10Bookie​

Top10bookie.net là website cung cấp các thông tin cá cược bóng đá trực tuyến, đánh giá chi tiết các nhà cái bóng đá uy tín hàng đầu ở thị trường Châu Á cũng như Việt Nam, chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin hữu ích nhất dành cho các thành viên.

Theo dõi chúng tôi

Đối tác của chúng tôi

Top10Bookie
Logo